Cạo gió, xông hơi. Trị trúng gió, cảm cúm và những điều cần biết
Xông hơi, cạo gió là những chúng ta thường làm khi bị cảm cúm cảm lạnh. Tuy nhiên không phải cứ cảm cúm hay trúng gió là chúng ta tùy tiện xông hay cạo gió. Chúng ta cần một vài lưu ý riêng. Sau đây là 1 vài chia sẻ dành cho bạn.
Cạo gió, xông hơi. Trị trúng gió, cảm cúm và những điều cần biết
Cạo gió, xông hơi – Trị trúng gió, cảm cúm và những điều cần biết
Theo các chuyên gia. Cảm cúm hay trúng gió thì mùa nào hay thời điểm nào cũng dễ mắc phải, tuy nhiên vào thời điểm giao mùa thì dễ mắc hơn cả. Cạo gió, xông hơi là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả được nhiều người lựa chọn ( đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và khá an toàn)
Những lưu ý khi cạo gió
- Sử dụng đồ bạc có cạnh tròn nhẵn cạo gió rất hiệu quả
- Nên khử trùng dụng cụ cạo gió trước vào sau khi cạo gió
- Khi cạo gió nên tránh chỗ gió lùa, tránh quạt. Bệnh nhân nằm ngay ngắn.
- Thoa dầu lên các vị trí như đầu, cổ, lưng, lòng bàn chân tay và cạo nhẹ nhàng, lần lượt
- – Cạo gió theo chiều từ trên xuống
- – Cánh tay và ngực dùng lực nhẹ hơn để cạo
- Phần lưng cạo nhẹ hơn 1 chút, tùy theo sức chịu đựng của người ốm. ( Cạo gió khoảng 3-5 phút là được )
- Sau khi cạo gió uống cốc nước gừng, nước nóng hoặc ăn cháo hành tía tô là được.
- Tuy nhiên sau khi cạo gió xong người bệnh vẫn nên nằm nghỉ ngơi. Không nên đi lại hay ra ngoài ngay để tránh bị cảm lại
Cạo gió, xông hơi. Trị trúng gió, cảm cúm và những điều cần biết
Xông hơi, khi đang sốt , nên hay không ?
- Khi bị đau mình mẩy, đau đầu, họng rát là những triệu chứng cảm cúm. Lúc này bạn áp dụng phương pháp xông như xông hơi với lều xông hơi rất là tốt. Bạn có thể xông hơi với tinh dầu hay dùng 1 số loại lá như tía tô, kinh giới, bạc hà, lá nhãn.
- Những loại lá này đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó cho vào nồi nước của lều xông hơi và thực hiện xông như bình thường
- Sau 5-15 phút xông, mồ hôi toát ra, sau đó lau khô, thay quần áo sạch, ăn bát cháo hành với lá tía tô, hoặc uống nước ấm. Lúc này bạn nên nghỉ ngơi sẽ thấy nhẹ nhõm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt, giảm tiết, bớt đau đầu, chóng mặt.
- Theo các chuyên gia, chỉ nên xông từ 1 – 2 lần. Không xông nhiều vì dễ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nếu như chữa ho gió dùng 100gr rau diếp cá tươi, nấu nước xông toàn thân, ngày xông 2 lần, mỗi lần 20 phút.
Cạo gió, xông hơi. Trị trúng gió, cảm cúm và những điều cần biết
- Xông hơi chữa cảm cúm về cơ bản rất tốt. Nhưng không xông khi đang sốt cao ( Nhất là với trẻ em và người cao tuổi) vì lúc này cơ thể người bệnh đang trong trạng thái “mất nước”, nếu bạn xông trong lúc này sẽ làm cho bạn mệt thêm vì mất nhiều nước, muối và các khoáng chất khác…nếu xông hơi với lều xông hơi hay xông hơi dưới bất kỳ phương pháp nào đều không an toàn, vì sẽ làm cơ thể mệt thêm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Trên đây là một vài thông tin chúng tôi chia sẻ về việc điều khi khi bị cảm cúm, sốt với phương pháp xông hơi, cạo gió. Hy vọng bạn có thêm thông tin cho mình trong việc chăm sóc sức khỏe mỗi khi bị cảm, sốt.